BÀI HỌC TỪ NGƯỜI QUÉT RÁC

Câu chuyện về một “triệu phú đô la tuổi 26 đến người đàn ông hạnh phúc không nhờ tiền bạc”

Ấn bản đặc biệt

ĐẶT MUA NGAY

“Bài học từ người quét rác” là tập hợp những bài viết hay nhất của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trên các báo như: Vietnamnet, Vnexpress, Thế giới Doanh Nhân… trong nhiều năm qua.

Nội dung cuốn sách gồm ba phần: Doanh nhân - doanh nghiệp, văn hóa đọc và trải nghiệm cuộc sống, được diễn đạt bằng giọng văn mộc mạc, giản dị nhưng cũng đầy tâm huyết. Tất cả những câu chuyện trong sách đều là những trải nghiệm thực tế của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, chính điều này đã tạo nên sự đặc biệt của cuốn sách “Bài học từ người quét rác”.

Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà tác giả còn muốn thông qua cuốn sách truyền lửa tới các bạn trẻ Việt Nam về làm giàu, về hạnh phúc, bình an và ước mơ chấn hưng nền văn hóa đọc của người Việt. Cuốn sách nhỏ nhưng đã thể hiện khái quát về ông - một con người đầy tinh thần cống hiến và trách nhiệm.

Bài học từ người quét rác 

ĐẶT MUA NGAY

Cuốn sách dành cho ai?

ĐẶT MUA NGAY

  • Những ai đang muốn tìm kiếm cho mình một triết lý kinh doanh
  • Những ai đang muốn tìm kiếm động lực để vực dậy khi bị gục ngã
  • Những ai đang muốn trang bị kiến thức để chuẩn bị hành trang vào đời
  • Những ai đang muốn có hạnh phúc và bình an giữa cuộc sống hối hả và bon chen

Những giá trị trong cuốn sách
“Bài học từ người quét rác”:

Tác giả mong muốn và kêu gọi mọi người cùng nâng cao văn hóa đọc, thúc đẩy và khuyến khích các bạn trẻ tiếp thu tri thức của thế giới nhằm vận dụng hiệu quả vào thực tế nước ta.

Văn hóa đọc

Cuốn sách tổng hợp những quan sát của TS Nguyễn Mạnh Hùng trong đó có rất nhiều trăn trở và kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam.

Doanh nhân và doanh nghiệp

Những trải nghiệm thú vị của tác giả với hơn 16 năm sống và học tập tại hơn 39 quốc gia trên khắp thế giới. 

Trải nghiệm cuộc sống

ĐẶT MUA NGAY

ĐẶT MUA NGAY

Nguyễn Mạnh Hùng đã từ FPT đã chuyển sang một lĩnh vực mới – xuất bản sách. Tôi luôn theo dõi và cổ vũ những thành công của anh và Thái Hà Books. Tôi rất hân hạnh khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách đầu tay của anh. Cuốn sách là tập hợp một số bài viết của anh đã đăng trên các báo và tạp chí lớn của Việt Nam trong mấy năm qua. Nội dung cuốn sách "Bài học từ người quét rác" không nằm ngoài tri thức và sẻ chia tri thức. Ở đây, bạn đọc cũng có thể thấy được phác họa chân dung của Nguyễn Mạnh Hùng – những nét cá tính, những dấu mốc trong cuộc đời, những trăn trở, lo toan của một doanh nhân khi đứng trước các vấn đề xã hội. Như phụ đề của cuốn sách nêu rõ: Doanh nhân với tinh thần xã hội, tôi rất vui mừng khi thấy ở anh Hùng điều này.

Trương Gia Bình
Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn FPT

Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT nói gì về cuốn sách

Đôi nét về tác giả:

TS. Nguyễn Mạnh Hùng được biết đến với hình ảnh một “triệu phú đô la tuổi 26 đến người đàn ông hạnh phúc không nhờ tiền bạc”. Ông phải trải qua một tuổi thơ nghèo khó nhưng với nỗ lực không ngừng nghỉ, giờ đây ông trở thành người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. 

Ông từng học tập, công tác, tham quan, làm việc tại nhiều quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ai Cập, Thụy Điển, Italy… Biết bốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung, trong đó có ba ngoại ngữ đầu thành thạo cả nghe, nói, đọc, viết. Ông bắt đầu giảng về quản trị kinh doanh từ năm 2003 sau khi từ Sydney, Australia về Việt Nam.

Khi đang đứng trên đỉnh cao của danh vọng và cơ hội kiếm tiền ông lại chuyển sang làm sách với mong muốn đem nhiều hơn tri thức của nhân loại đến người Việt. Từ đó người ta biết đến ông là “Tiến sĩ văn hóa đọc”, diễn giả hàng đầu tại Việt Nam. Ông còn được mọi người gọi với một cái tên thân thương khác là “Thầy Hùng”. 

ĐẶT MUA NGAY

Thông tin Ấn bản đặc biệt 

  • Bìa sách được làm từ da PU nhập khẩu.
  • Các hoạ tiết phụ ở bìa được mạ vàng kết hợp ép nhiệt chìm hoa văn với công nghệ cao tần, sắc nét, bền đẹp. 
  • Ruột được in trên giấy màu ngà, định lượng 70gsm.
  • Sách đựng trong hộp bồi thủ công trên carton 3 ly nhập khẩu. Tên sách, tên tác giả trên hộp được ép nhũ vàng giống bìa sách.
  • Số lượng: 1.000 bản

“Bài học từ người quét rác” được xuất bản từ năm 2009. Với những giá trị mà cuốn sách mang lại, đồng thời để chào đón sinh nhật lần thứ 15, Thái Hà Books đã xuất bản "Bài học từ người quét rác" với một diện mạo hoàn toàn mới.

Nội dung cột [Title]
Nội dung cột [Content]
Nội dung cột [Time]

ĐẶT MUA NHANH

Nhân viên Nhà sách Thái Hà sẽ gọi điện xác nhận và thông báo phí vận chuyển.

Đặt mua ngay

Ấn bản đặc biệt
Bài học từ người quét rác
Số trang
424 trang
Khổ
14.5x20.5cm
Nhà xuất bản
Thế giới
550.000đ
Tác giả
Nguyễn Mạnh HÙng
Giá:

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Email : Minhptt@thaihabooks.com
Hotline : 024 3793 0480 (107)
Website : Thaihabooks.com

HỆ THỐNG NHÀ SÁCH Thái Hà

Thaihabooks ©2019 All rights reserved.

119C5 Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - 024 6281 3638

Phố sách Hà Nội, đường 19 tháng 12, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - 024 2211 6161

88/28 Đào Duy Anh, phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM -
028 2253 2641 Hotline: 028 6276 1719

Lô B2 - Khu Đấu giá 3ha - Tổ dân phố số 1 - Phường Phúc Diễn - Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội Sđt: 024 3793 0480 / 024 3792 0995

Đường sách Nguyễn Văn Bình, Bến Nghé, Q.1, TP HCM - 028 3822 3340

2. Hỏi đáp từ trái tim

“Khi mới bắt đầu thực tập chánh niệm, quý vị thường có cả ngàn câu hỏi. Nhưng trước khi tìm người khác để xin giải đáp thì hãy ngồi xuống với câu hỏi của mình. Quý vị sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhờ nhìn sâu và ôm ấp câu hỏi mà quý vị có thể tự trả lời hầu hết các câu hỏi của mình. Chúng ta có thói quen luôn hướng ngoại, nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp nhận tuệ giác hay từ bi từ một người khác, từ Bụt, từ lời dạy của Bụt (Pháp) hay từ Tăng thân. Nhưng mà quý vị là Bụt, quý vị là Pháp, quý vị là Tăng.

Mục đích của cuốn sách này không phải để giảng dạy đạo Bụt. Chất chứa kiến thức về đạo Bụt không giúp ta trả lời được những câu hỏi khẩn thiết. Chúng ta phải học những gì có thể giúp chuyển hóa khổ đau của chính chúng ta, tháo gỡ những tình huống ngặt nghèo của chính chúng ta. 

Đôi khi những câu trả lời trong nhà Thiền giống như những rào cản giúp chặn đứng dòng suy luận của thiền sinh. Suy luận không phải là chứng ngộ. Chứng ngộ nhanh hơn chớp nhoáng. Ở đâu có suy luận là ở đó có thất bại.

Tôi hy vọng rằng nhờ những câu hỏi trong cuốn sách này mà hành giả có thể tìm được phương thuốc chữa trị rất cần thiết. Lời dạy của Bụt thường được gọi là viên âm. Nghĩa là lời dạy tròn đầy, phù hợp với mọi chúng sanh. Viên âm cũng có nghĩa là lời dạy thích hợp cho người nghe, có liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh hiện thực của người nghe. Tham vấn là một cơ hội giúp ta thực tập khả năng lắng nghe với lòng rộng mở, sẵn sàng đón nhận trong trạng thái tĩnh lặng an nhiên. Lắng nghe như thế thì chắc chắn ta sẽ nhận được phương thuốc mà ta đang cần”.

Đặt mua sách

1. Con đã có đường đi

Mọi sinh hoạt của xã hội con người đang đi về hướng toàn cầu hóa. Những giá trị tâm linh và đạo đức nào trong gia sản văn hóa của nhân loại cần được xét nghiệm và nhận diện để chúng ta có thể sử dụng mà hình thành nên một nền đạo đức và tâm linh chung cho cả hành tinh chúng ta? Mỗi truyền thống đạo đức tâm linh đều có những viên ngọc quý có thể đem ra để đóng góp cho một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Đạo Bụt là một nguồn tuệ giác đã có mặt trên 2500 năm có thể đóng góp được gì? Đó là chủ đề của cuốn sách này.

Bất cứ một nền đạo đức luân lý nào cũng luôn dựa trên nền tảng của một cái thấy sâu sắc về thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại thế giới. Siêu hình học là nền tảng của đạo đức học. Đạo đức học của đạo Bụt phát sinh từ một suối nguồn tuệ giác mà Bụt Thích Ca và các hành giả kế tiếp đã đạt tới được nhờ kinh nghiệm thiền quán sâu sắc. Nguồn suối tuệ giác ấy được gọi là Chánh kiến (Right View), là sự chứng ngộ. Tuệ giác ấy có khi được gọi là Duyên Sinh, là Tương Tức, là Không, là Vô Tướng, là Bát Nhã, là Bất Nhị, là Trung Đạo, là Vô Ngã... Tuệ giác ấy không phải là những ý niệm, những lý thuyết hình thành bởi tư duy, bởi lý luận mà là những kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà hành giả đạt tới. Chỉ có người ăn xoài mới thực sự chứng nghiệm được hương vị của trái xoài, và kinh nghiệm này không thể trao truyền được cho kẻ khác, những người chưa bao giờ được ăn xoài, bằng ngôn ngữ và ý niệm. Siêu hình học, nếu chỉ là sản phẩm của trí năng, lý luận và kiến thức khái niệm, thì không đủ để làm nền tảng cho một nền luân lý đạo đức có giá trị thực tiễn.

Cuốn sách này trình bày và giới thiệu nền tuệ giác ấy cũng như những hình thái đẹp đẽ của nền đạo đức luân lý được phát nguồn từ nền tuệ giác ấy. Nếu biết cách tu tập và quán chiếu thì bạn đọc cũng có thể nương vào đó để đạt tới kinh nghiệm tâm linh và nguồn suối tuệ giác ấy một cách trực tiếp, như người không mãn ý với những ý niệm về hương vị của trái xoài mà muốn trực tiếp ăn xoài. 

Đặt mua sách

9. Đạo Phật đi vào cuộc đời

"Đừng biến đạo Phật thành một tổ chức có uy quyền thế lực, có giáo đường vàng son. Đừng biến tăng sĩ thành những con người sống vô tư trong sự ưu đãi của một chế độ cúng dường thiếu ý thức, quên lãng nhiệm vụ tự thực hiện giải thoát và phụng sự con người. 
Đừng để người Phật tử hiểu rằng Phật - Pháp - Tăng là những bảo vật xa vời không hiện hữu giữa cuộc đời đau khổ. Phải thực hiện tất cả những hình thức sinh hoạt nào có thể chứng minh rằng đạo Phật hiện hữu trong cuộc đời để giải phóng con người".

Mục lục:
1. Đạo Phật đi vào cuộc đời
2. Nói chuyện về vấn đề đóng góp
3. Đức Phật của thế kỷ chúng ta
4. Để thiết lập đối thoại
5. Đi tìm Prajnapti cho thời đại
6. Chính trị và tôn giáo
7. Đạo Phật - Con đường thực nghiệm tâm linh
8. Người trí thức và đạo phật

Đặt mua sách

8. Đạo Phật ngày nay

"Đừng biến đạo Phật thành một tổ chức có uy quyền thế lực, có giáo đường vàng son. Đừng biến tăng sĩ thành những con người sống vô tư trong sự ưu đãi của một chế độ cúng dường thiếu ý thức, quên lãng nhiệm vụ tự thực hiện giải thoát và phụng sự con người. 
Đừng để người Phật tử hiểu rằng Phật - Pháp - Tăng là những bảo vật xa vời không hiện hữu giữa cuộc đời đau khổ. Phải thực hiện tất cả những hình thức sinh hoạt nào có thể chứng minh rằng đạo Phật hiện hữu trong cuộc đời để giải phóng con người".

Mục lục:
1. Vấn đề học Phật
2. Vị trí đạo Phật trong văn hóa
3. Đức Phật và con người
4. Nguyên thủy và Đại Thừa
5. Tìm cách thực dụng
6. Nhận thức căn bản
7. Khảo sát thực tại (1)
8. Khảo sát thực tại (2)
9. Phương pháp thể hiện (1)
10. Phương pháp thể hiện (2)
11. Hiện đại hóa

Đặt mua sách

7. Gieo trồng hạnh phúc

Chánh Niệm là nguồn năng lượng tỉnh thức đưa ta trở về với giây phút hiện tại và giúp ta tiếp xúc sâu sắc với sự sống trong mỗi phút giây của đời sống hằng ngày.
Chúng ta không cần phải đi đâu xa để thực tập chánh niệm. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm ngay trong phòng mình hoặc trên đường đi từ nơi này đến nơi khác.
Ta vẫn có thể tiếp tục làm những công việc ta thường làm hằng ngày như đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, ăn, uống, giao tiếp, chuyện trò… nhưng với ý thức là mình đang làm những công việc ấy.
Để thưởng thức trọn vẹn những món quà mà cuộc sống ban tặng, chúng ta phải thực tập chánh niệm trong mọi lúc, mọi nơi dù đang đánh răng, chuẩn bị thức ăn sáng hay lái xe đi làm. 
Mỗi bước chân, mỗi hơi thở có thể là một cơ hội đem đến cho ta niềm vui và hạnh phúc.
Cuộc sống đầy dẫy khổ đau. Nếu không đủ hạnh phúc, ta sẽ không chăm sóc được nỗi khổ đau và tuyệt vọng của mình. 
Chúng ta hãy thực tập với tinh thần nhẹ nhàng thư thái, với tâm hồn rộng mở bao la và với một trái tim sẵn sàng lắng nghe, chấp nhận.
 Thực tập là để nuôi lớn hiểu biết chứ không phải để phô trương hình thức. 
Có chánh niệm, ta có thể nuôi lớn được niềm vui trong ta, giúp ta xử lý tốt hơn những khó khăn thách thức trong cuộc sống và biết cách chế tác tự do, an lạc, thương yêu trong mỗi chúng ta.

Đặt mua sách

15. Hạnh phúc cầm tay

"Hãy quán chiếu những biến chuyển đang xảy ra trong tâm dưới ánh sáng ý thức. Có những lúc ta thấy bực bội bất an. Đừng phê phán hay đàn áp nó. Đừng vội đi tìm hiểu nguyên nhân, cũng đừng cố xua đuổi.
Hãy ngồi yên theo dõi hơi thở. mỉm một nụ cười trầm lặng và chiếu sáng ý thức vào. Từ từ nó sẽ đổi thay. 
Giống như mặt trời đang chiếu sáng vào mỗi lá cây, ngọn cỏ; ý thức chánh niệm cũng soi tỏ mọi suy tư, cảm thọ. Tất cả những cảm thọ: vui buồn, giận hờn, khổ đau, tuyệt vọng, hận thù... đều là ta.
Đừng biến tâm mình thành một bãi chiến trường. Thiền tập không phải là đấu tranh với những rắc rối trong lòng. 
Thiền tập nghĩa là quán chiếu, là quan sát. Nụ cười của ta là để chứng minh cho điều ấy.
Nó minh chứng rằng ta đang nhẹ nhàng với chính mình, mặt trời ý thức đang chiếu rọi lên ta làm cho ta có chủ quyền trong mọi hoàn cảnh."

Đặt mua sách

6. Tĩnh Lặng

Còn sống và bước đi trên mặt đất này là một phép lạ, nhưng hầu hết chúng ta lại chạy đi tìm hạnh phúc ở một nơi xa xôi nào đó như thể là có một nơi tốt đẹp hơn để đến vậy. Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm hạnh phúc trong khi đó thế giới quanh ta tràn đầy những mầu nhiệm. Những vẻ đẹp của đất trời đang gọi ta từng ngày, từng giờ nhưng hiếm khi ta nghe được. Điều kiện căn bản để chúng ta có thể nghe và đáp lại những tiếng gọi ấy là sự tĩnh lặng. 

Nếu không có sự tĩnh lặng trong tự thân, nếu thân tâm ta đầy sự ồn ào, náo loạn thì ta không thể nghe được tiếng gọi của vẻ đẹp ấy. Có một đài radio đang hoạt động trong đầu ta, đó là đài NST (Non Stop Thinking) - đài suy nghĩ liên tục không ngừng. Tâm ta đầy tiếng ồn) vì vậy ta không thể nghe được tiếng gọi của sự sống, tiếng gọi của tình thương. Trái tim ta đang gọi ta mà ta không nghe thấy. Ta không có thời gian để lắng nghe trái tim mình.

Chánh niệm là sự thực tập làm cho những tiếng ồn trong mình yên lắng lại. Không có chánh niệm, chúng ta có thể bị nhiều thứ lôi kéo, chẳng hạn như những tiếc nuối, buồn phiền trong quá khứ. Ta hồi tưởng lại những ký ức, hồi tưởng lại những gì đã trải qua, để khổ đi khổ lại, để đau đi đau lại những niềm đau mà ta đã đi qua. Chúng ta rất dễ bị kẹt vào ngục tù của quá khứ. Chúng ta cũng có thể bị tương lai lôi kéo. Những người lo lắng, sợ hãi về tương lai cũng bị giam hãm trong tù ngục như những người bị quá khứ trói buộc. Sợ hãi, lo lắng, hoang mang ngăn cản ta, không cho ta nghe được tiếng gọi của hạnh phúc. Vì vậy, tương lai cũng trở thành ngục tù.

Đặt mua sách

14. Con đường chuyển hóa

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm và kinh Quán Niệm Hơi Thở là hai kinh gối đầu giường của các vị khuất sĩ thời Bụt còn tại thế và là nền tảng của nếp sống thiền tập đạo Bụt.

Sách Con Đường Chuyển Hóa của thiền sư Thích Nhất Hạnh là những hướng dẫn cụ thể để chúng ta tiếp xúc được suối nguồn thiền tập của đạo Bụt. Hơn thế nữa, tác giả còn hiến tặng những phương pháp thực hành thực tế giúp hành giả trải nghiệm được nếp sống tỉnh thức trong đời sống hàng ngày.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng ngày phát hiện ra hai bản kinh này, Ngài thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời.
Mục lục:
1. Lời giới thiệu
2. Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm
3. Chút ít lịch sử
4. Đại ý, tên kinh và nội dung
5. Phương pháp hành trì
6. Những nguyên tắc căn bản để hành trì kinh bốn lĩnh vực quán niệm
7. Đối chiếu sơ lược các tụng bản
8. Kinh niệm xứ
9. Kinh con đường vào duy nhất

Đặt mua sách

13. Tay thầy trong tay con

“Tay Thầy trong tay con” – tuyển tập những lá thư thầy viết cho đệ tử. Mỗi lá thư là một chứng tích của tình Thầy, chứa đựng trọn vẹn những gì Thầy muốn trao truyền. 

Những lá thư ấy không bị giới hạn bởi thời gian, chúng có giá trị miên viễn. Do vậy không thể xếp theo trình tự thời gian để ta có thể đón nhận mỗi lá thư trong một hình thức rất mới, nội dung trao truyền được sống dậy trong thời khắc mà ta đang đọc.

Trong sách chúng ta còn tiếp xúc được những thông bạch mà Thầy đã gởi đi trong những năm qua, mỗi thông bạch như những khuôn thước nền tảng thực tập. 

Và phần cuối là “Câu chuyện người con trai khờ dại” được Thầy viết tại Phương Bối –Bảo Lộc, Lâm Đồng năm 1961.  
Đọc câu chuyện để ta cảm thêm sự rộng lớn của tình Thầy qua những lá thư. Chúng ta thấy người con trai trong câu chuyện là một người rất thật, và cho đến nay chưa một lần từ chối làm người “khờ dại” cho tình thương. 

Chúng ta cùng đón nhận “mối tình” rất đẹp này và giữ riêng cho mình những gì rất gần, để cùng hiểu, cùng thương và cùng hiến tặng.

Đặt mua sách

12. Thiền sư Khương Tăng Hội

“Thiền sư Khương Tăng Hội” là một cuốn sách của Thầy Thích Nhất Hạnh, nói về cuộc đời và quá trình tu tập của thiền sư Tăng Hội – Tổ sư của Thiền Tông Việt Nam.

Mới hơn mười tuổi thì cả cha và mẹ đều qua đời, và thầy được nhận vào chùa làm chú tiểu. Sa di Tăng Hội đã được học kinh Phật bằng tiếng Phạn và cũng đã được học chữ Hán. Lớn lên, thọ GIỚI LỚN, không những thầy tinh thông Phật học mà cũng tinh thông cả Nho học lẫn Lão học.
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của thầy, ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu (Việt Nam) và tại trung tâm Kiến Nghiệp (Trung Quốc) ngày xưa. Tư tưởng Thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức. 

Tuy nhiên, thiền pháp của thiền sư Tăng Hội rất thực tiễn, không hề để thiền giả bay bổng trong vòm trời lý thuyết. Căn bản của thiền pháp này vẫn là sự thực tập hơi thở ý thức và pháp quán chiếu về bốn lĩnh vực hiện hữu gọi là tứ niệm xứ và các pháp quán tưởng căn bản đã được nêu ra trong các thiền kinh nguyên thủy. Nhân cách của thiền sư Tăng Hội là một nhân cách vĩ đại. Ta chỉ cần đọc bài kệ mà Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô đề lên tranh tượng của thầy sau đây thì đủ thấy được nhân cách ấy:
Lặng lẽ, một mình,
đó là khí chất
tâm không bận bịu
tình không vướng mắc
đêm đen soi đường
lay người thức giấc
vượt cao, đi xa
thoát ngoài cõi tục

Đặt mua sách

5. Tìm bình yên trong gia đình

Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. 
Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. 
Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc. 
Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v…
Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái… thì đó cũng là tập khí của mình. 
Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.
Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình.

Đặt mua sách

10. Đạo Phật của tuổi trẻ

"Khi một cái cây đã già cỗi thì chúng ta phải biết phương pháp làm cho cái cây đó mạnh mẽ trở lại. Một cái cây có thể có nhiều gốc rễ và nếu chất liệu dinh dưỡng trong lòng đất không đầy đủ thì chúng ta phải làm sao để tăng cường, để bồi dưỡng chất liệu dinh dưỡng đó? 
Nếu một vài cái rễ dưới đất mà tìm ra được một vùng đất mới có nhiều chất dinh dưỡng thì chính những cái rễ đó sẽ đi xa để mang dinh dưỡng về cho toàn cây và sẽ đem lại sinh lực mới cho cây. 
Cây là tượng trưng cho một thực tại sinh động, luôn luôn chuyển biến và lớn lên. Khi cái cây ngừng lớn là bắt đầu thoái hóa. Vì vậy ta phải làm mọi cách có thể để cho cái cây Gia đình Phật tử tiếp tục lớn mạnh, đừng để cho nó bị thoái hóa.".

Mục lục:
1. Dựng lại gia đình
2. Huynh trưởng gia đình Phật tử
3. Sứ mạng Huynh trưởng
4. Giáo lý căn bản
5. Thực tập căn bản
6. Pháp thoại cho người trẻ
7. Tụng giới để được nhắc nhở về sự thực tập
8. Tư liệu mới
9. Nhạc Kinh
10. Lời cuối

Đặt mua sách

4. Hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi

Có thể nào chúng ta không biết rằng trái đất xanh tươi của chúng ta đang trong tình trạng nguy kịch. Mỗi bước chân ta dẫm lên mặt đất đều có ảnh hưởng đến các loài động vật và cây cỏ. 

Thế mà chúng ta vẫn sống dửng dưng, như thể chúng ta không có liên quan gì với thế giới chung quanh. Chúng ta sống như như những người mộng du, không biết mình đang làm gì và đi đâu. 

Chúng ta đi như thế đến bao giờ?
Chúng ta có ý thức được điều đó hay không? 

Ý thức được điều đó hay không tùy thuộc vào mỗi bước chân của ta. Chúng ta có bước được những bước bình an, vững chãi trên mặt đất hay không?

Tương lai của chúng ta, của mọi loài sinh vật đều tùy thuộc vào từng bước chân chánh niệm ta đặt trên mặt đất, trên hành tinh xinh đẹp này. Chúng ta phải để tâm lắng nghe những tiếng chuông kêu gọi ta tỉnh dậy. 

Chúng ta phải thay đổi ngay lói sống của mình, sống như thế nào để con cháu chúng ta có được một tương lai sáng đẹp hơn."

Đặt mua sách

11. Muốn an được an

"Cuộc sống có rất nhiều khổ đau nhưng cuộc sống cũng tràn đầy những mầu nhiệm như trời xanh, mây trắng, nắng ấm, ánh mắt trẻ thơ... Cuộc sống không chỉ có khổ đau do đó chúng ta phải biết tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống. Bất cứ lúc nào những mầu nhiệm ấy cũng có mặt khắp nơi trong ta và chung quanh ta.

Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho ai được, kể cả những người ta thương. Có bình an, hạnh phúc thì chúng ta sẽ mỉm cười và nở ra như một bông hoa, khi đó, mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng.

Nụ cười rất quan trọng. Nếu chúng ta không có khả năng mỉm cười thì thế giới sẽ không có hòa bình, không có bình an. Chúng ta chỉ có thể biểu tình chống tên lửa hạt nhân để mang lại hòa bình cho thể giới nếu chúng ta mỉm cười được, thở được những hơi thở ý thức, chế tác được an lạc cho chính mình.

Đặt mua sách

3. Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi. “Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.

Cuốn sách bắt đầu bằng cách dạy thiền đi, không phải là không có chủ ý. Chánh niệm từ trước đến nay đã là trung tâm của những gì Thầy giảng dạy cũng như giữa thân và tâm không có gì ngăn cách. Khi ta thực tập thiền đi, thiền ngồi, thiền lạy, khi ta tiếp xử với nhau, ta sử dụng cả thân và tâm cùng một lúc. Khi nói tới tương tức, đồng thời Thầy cũng đề cập tới sự nhất trí diệu kỳ giữa thân tâm với những phức hợp đa dạng, tương liên, tương quan, khăng khít và bất khả tri của các cơ cấu xã hội trong đó ta đang sống. Những gì Thầy Nhất Hạnh giảng dạy đều chĩa mũi dùi vào những cuồng tín và những ảo tưởng của chúng ta.

Tinh hoa của cuốn này, cũng như của bao nhiêu cuốn sách khác của thiền sư Nhất Hạnh, là đối thoại và chia sẻ, cái mà thế giới chúng ta đang thực sự cần đến hơn bao giờ hết, cho tất cả các tôn giáo trên thế giới. Làm thế nào để tự nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng truyền thống tôn giáo của mình?

Thầy viết: “Khi Phật tử và Kitô hữu tới với nhau, họ nên ngồi xuống ăn với nhau một bữa cơm có chánh niệm. Ăn cơm như thể là cử hành bí tích thánh thể. Thực tập ăn cơm trong chánh niệm như thế, mỗi bữa ăn đều có thể trở nên bữa ăn cuối cùng (the Last Supper). Thật ra, ta có thể gọi đó là bữa ăn đầu tiên (the First Supper), tại vì sau khi ăn một bữa ăn như thế, tất cả mọi cái đều trở thành mới tinh và tươi mát.”

Đặt mua sách

13. Bụt là hình hài, bụt là tâm thức

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.

“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. 

Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi. “Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.

Bước đi như vậy, quý vị in xuống đất sự vững chãi và thảnh thơi của quý vị.” Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức là một cuốn sách tiếp nối công trình, phát huy giáo lý Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ kinh Lăng Già và các bộ luận của tổ Thế Thân, sống vào thế kỷ V.

Cuốn sách trước đó cùng một chủ đề của Thầy là Để hiểu tâm ta (Understanding Our Mind), giảng dạy năm mươi bài tụng Duy Biểu của trường phái Vijnanavada. Trong khi Để hiểu tâm ta là một cuốn sách thuộc loại chuyên môn, đọc khá khó hiểu thì Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức lại là một quyển sách đọc rất dễ hiểu vì Thầy Nhất Hạnh đã có tài năng khéo léo diễn tả được những giáo lý khó khăn thâm diệu trong đạo Phật thành ra dễ hiểu với ngôn ngữ thông dụng của thời đại chúng ta.

Đặt mua sách